[Kiến thức] Nên vận động bao nhiêu lần một tuần?

Nam N. Phung
Đăng ngày 08/11/2020
650 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Ảnh: Quino Al


Nếu muốn sắp xếp lịch tập thể dục, trước tiên, bạn phải hiểu "công thức tập thể dục" là gì. Chúng ta đã nói về sự phát triển của các nguyên tắc FITT-VPP (công thức tập thể dục để cải thiện sức khỏe tim phổi) của Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ (ACSM- American College of Sports Medicine) được phát triển dựa trên các bằng chứng khoa học hiện tại liên quan đến sinh lý và tâm lý. Khi nguyên tắc này được sử dụng trong các công thức tập thể dục, có thể hỗ trợ người chạy sắp xếp kế hoạch tập luyện một cách độc lập (mô tả ngắn gọn được trình bày trong bảng bên dưới). Bài viết hôm nay tập trung vào tần suất tập luyện.

FITT-VPP

Công thức tập thể dục để cải thiện sức khỏe tim mạch

Mô tả

Tần suất

Tần suất tập thể dục thường được tính bằng số ngày tập thể dục mỗi tuần, chẳng hạn như ba ngày một tuần.

Cường độ

Cường độ tập luyện thể dục thường được đánh giá bằng các phương pháp như PRE (Rating of Perceived Exertion - mức độ cảm nhận cơ thể), nhịp tim, mức hấp thụ oxy và tập luyện theo ngưỡng.

Thời gian

Thường đề cập đến thời gian của một lần tập luyện. ACSM khuyến nghị người lớn có thể tiến hành 150 phút tập thể dục với cường độ trung bình hoặc 75 phút với cường độ cao mỗi tuần.

Loại hình vận động

Các loại hình thể thao khác nhau chẳng hạn như chạy bộ, leo núi và bơi lội. Nên ưu tiên vận động các nhóm cơ lớn.

Khối lượng vận động

Khối lượng tập thể dục là tích số của tần suất, cường độ và thời gian tập thể dục, thường được tính bằng MET (tỉ lệ chuyển hóa). Nên tiêu hao 500 ~ 1000 Kcal mỗi lần tập hoặc đi 7000 bước mỗi ngày.

Hình thức tập luyện

Hình thức có thể được chia thành tập thể dục liên tục và tập thể dục có nghỉ ngơi.

Tiến độ

Điều chỉnh thời gian, tần suất hoặc cường độ tập một cách dần dần và hợp lý. Nên bắt đầu với cường độ thấp, có thể thúc đẩy tính kiên trì luyện tập và giảm chấn thương thể thao.


Dựa trên các nghiên cứu trước đây về tần suất tập thể dục, kết quả cho rằng hầu hết người trưởng thành nên tập thể dục hiếu khí từ 3 đến 5 ngày một tuần. Hơn nữa, nếu tập hiếu khí cường độ thấp, bạn có thể tập 5 ngày (hoặc hơn) một tuần; với cường độ trung bình có thể tập từ 3 đến 5 ngày một tuần; và 3 ngày (hoặc hơn) một tuần với cường độ cao.

Về việc thúc đẩy và tăng trưởng thể lực tim mạch, khi tần suất tập thể dục mỗi tuần dưới 3 ngày thì kết quả tiến bộ là khá chậm, khi tập 5 ngày thì kết quả có thể đạt đến điểm tăng trưởng nhanh (như hình bên dưới); còn nếu trên 5 ngày thì lại có nguy cơ chấn thương cơ hoặc xương cao hơn, không nên áp dụng cho những người có thể chất yếu.

Sự thúc đẩy và tăng trưởng sức khỏe tim phổi (Running Biji)


Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần tập thể dục cường độ trung bình 1 hoặc 2 lần mỗi tuần là có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng ACSM vẫn không khuyến kích mọi người chỉ tập thể dục 1-2 lần một tuần. Nói một cách đơn giản, tần suất tập thể dục nên được sắp xếp phù hợp với lịch sinh hoạt cá nhân và phong cách làm việc, một tần suất tập thể dục cố định hơn sẽ ang lại hiệu quả tốt hơn cho cơ thể.

Ví dụ, một vận động viên đang chuẩn bị cho cuộc thi Marathon từ thiện Standard Chartered. Trong tuần đầu tiên của tháng 10, anh ta đã chạy bốn lần theo lịch trình tập hiếu khí. Sang tuần thứ hai, do bận công việc và thiếu ngủ, anh ta chỉ thực hiện “lịch tập hình thức” (giả sử cường độ PRE là 8-9). Sự sắp xếp này có thể làm tăng khối lượng luyện tập đơn lẻ vào tuần thứ hai, thiếu ngủ và tần suất không đều cũng kéo dài thời gian phục hồi của cơ thể.

Để cân bằng giữa công việc và tập luyện là điều không dễ dàng. Ngoài tần suất, việc điều chỉnh được cường độ cũng là một nghệ thuật. Mỗi người chạy có thể chịu được tải trọng tập luyện khác nhau. Do đó, mỗi người cần có một công thức tập luyện cho riêng mình để duy trì những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Chuyên mục này đã liên tiếp giới thiệu nhiều phương pháp ước tính cường độ luyện tập trong quá khứ, mời các bạn tham khảo các bài viết sau:

(1)Thang đo mức độ nỗ lực có ý thức (mức độ cảm nhận cơ thể) (RPE)

(2)Kiểm tra khả năng nói chuyện khi vận động

(3)Tỉ lệ chuyển hóa (MET)


 (Ảnh: Karsten Winegeart)


Tất nhiên, ngoài ba cách tính nêu trên, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp khác để ước tính cường độ tập luyện, ACSM cũng định nghĩa cường độ tập luyện từ khía cạnh nhịp tim và lượng oxy hấp thụ. Ngoài ra, sức mạnh (power) là một định nghĩa tương đối mới về cường độ tập luyện.



Nguồn bài viết: Running Biji